SỰ CỐ THƯỜNG GẶP Ở BỂ VI SINH XỬ LÝ NƯỚC THẢI

SỰ CỐ THƯỜNG GẶP Ở BỂ VI SINH XỬ LÝ NƯỚC THẢI

SỰ CỐ THƯỜNG GẶP Ở BỂ VI SINH XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Ngày đăng: 24/08/2022

Những sự cố bể vi sinh hiếu khí, thiếu khí thường gặp như bọt ván trên bề mặt, chất lượng bùn không tốt, nước thải sau xử lý bị đục,....và còn nhiều sự cố khác. Vậy thì cách kiểm tra và khắc phục các sự cố đó như thế nào? Hãy tham khảo bài viết này của Đức Tài để xử lý nhé!

Xin chào các bạn đọc, Chúng tôi là các chiến binh vận hành đây hôm nay tôi sẽ soạn và gửi đến các bạn nội dung về vấn đề vận hành bể vi sinh bùn hoạt tính hiếu khí, các sự cố thường gặp cách kiểm tra và xử lý như thế nào. Bài viết chỉ mang tính chất kinh nghiệm đúc kết cá nhân nên nếu có đúng hoặc sai thì các bạn cũng chỉ nên tham khảo nhé! đừng có phán xét mà tội nghiệp em. Xin cảm ơn các bạn chúng ta bắt đầu thôi.

Các bài viết liên quan :

  • Các sự cố và biện pháp khắc phục trong vận hành hệ thống xử lý nước thải
  • Làm sao để kiểm soát bùn vi sinh một cách dễ dàng

CÁC SỰ CỐ THƯỜNG GẶP TRONG QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH BỂ VI SINH XỬ LÝ NƯỚC THẢI

1. Bùn nổi trên mặt bể lắng (thường gặp nhất nè)

vi sinh vật dạng sợi (Filamentos) chiếm sô lượng lớn trong bùn hoạt tính Trước tiên phải loại hết các lý do có thể gây bùn nổi, đến phương án cuối ko tìm được nguyên nhân thì đây có thể là do vi sinh vật dạng sợi gây ra. Dùng kính hiển vi để kiểm tra xem có vi sinh vật dạng sợi trong bùn hay không

Nếu DO tại đầu cuối Bể sinh học hiếu khí <1,5mg/L, tăng lượng khí thổi vào Bể sinh học hiếu khí để DO tại cuối Bể sinh học hiếu khí > 2mg/L.

Giảm F/M.

Tăng thời gian hồi lưu bùn và giảm hoặc dừng việc thải bùn.

Bổ sung thiếu hụt dinh dưỡng để tỷ số đạt tỷ số BOD:N:P =100:5:1.

Tăng pH đến 7

Quá trình Dennification (khử nitrat) xảy ra trong bể lắng các bóng khí ni tơ bám vào bông bùn và kéo bùn nổi lên Kiểm tra lại nồng độ nitrat đầu vào của bể lắng

Tăng tốc độ bơm bùn dư

Tăng DO trong bể

Tăng F/M.

Giảm lưu lượng nước thải nếu sự tăng tốc độ bơm bùn dư không có hiệu quả.

2. Nước thải sau xử lý đục, ss cao

Bể vi sinh bị sục khí quá mạnh dư khí hoặc củng có thể do nồng độ ô nhiễm vào bị giảm Đo lại DO trong bể vi sinh Giảm thổi khí, giảm nòng độ bùn, hoặc tăng cơ chất
Bùn vi sinh già Đo bùn SV30, kiểm tra tuổi bùn Tăng cường xả bùn, giảm hồi lưu bùn
Bể vi sinh thiếu khí Đo lại DO trong bể vi sinh Điều chỉnh thổi khí sao cho tăng DO >2.5mg/l
Nước thải đầu vào có chứa các chất độc hại gây sốc vi sinh Kiểm tra sự bất thường trong nguồn tiếp nhận Giảm tải trọng tăng nồng độ vi sinh, lấy mẫu kiểm tra và điều chỉnh lại nòng độ cân bằng dinh dưỡng.

3. Bùn hiếu khí trở nên đen

Thiếu khí trong bể vi sinh, Phân phối khí không đều trong bể

Nồng độ ô nhiễm tăng đột ngột

Kiểm tra nước đầu vào bể sinh học

Kiểm tra sục khí trên bề mặt bể có đều hay không

Phân phối khí không đều nguyên nhân do thiết bị thổi khí - đĩa khí hoặc đường ống khí bị hỏng

Nếu do nồng độ ô nhiễm tăng đột ngột thì giảm tải trọng và tăng mật độ vi sinh - đại loại là đổ thêm bùn hay châm vi sinh gì đó 

4. Ván bọt nâu nhầy trên bề mặt bể (nước thải tòa nhà hay gặp nè)

Thường là do F/M quá thấp thiếu dinh dưỡng bùn già chết tạo lớp nhầy nhầy (mà nước thải tòa nhà chung cư thì củng bìn thường thôi không cần lo lắng quá) Tính lại tỉ lệ F/M thôi Nếu đúng là do F/M thì xả bùn nhiều lên, giảm hồi lưu bùn lại rồi tăng COD đầu vào lên, châm thêm cồn hay rượu gì đó

5. Bọt trắng trong bể vi sinh

Cái này hay gặp ở bể vi sinh mới khởi động nè mấy man, do lượng MLSS thấp (tiếc xiền nên đổ bùn ít lại tí) Đo bùn VS 30 biết liền Xử lý dễ thôi, giảm tải hoặc đổ thêm bùn
Chất hoạt động bề mặt nhiều (xà phòng đồ đó) Nếu bùn cao mà vẫn bị bọt trắng thì đây có thể là nguyên nhân Mấy nhà máy dệt nhuộm hay bị. tăng nòng độ bùn, giảm thổi khí lại tí (nhưng mà giảm khí coi chừng nước không đạt nha) nếu làm hết rồi mà vẫn bị thì làm đề xuất mua hóa chất phá bọt đưa lên giám đốc ký mua về xài thôi

6. Bùn trong bể lắng dân lên tới mặt (nhìn thấy luôn)

Tốc độ bơm không đủ, hoặc cũng có thể bùn bị tơi xốp khó lắng cái này thì đọc xuống dưới Kiểm tra lại bơm

Kiểm tra bơm bùn và đường ống bơm

Tăng thời gian hoạt động của bơm bùn

Lượng bùn tăng cao làm quá tải bể lắng nguyên nhân này hay gặp trong quá trình vận hành xử lý nước thải chế biến thực phẩm, chế biến thủy sản Đo SV 30 Xả bùn thường xuyên

 

Lượng bùn tăng cao làm quá tải bể lắng nguyên nhân này hay gặp trong quá trình vận hành xử lý nước thải chế biến thực phẩm, chế biến thủy sản Đo SV 30 Xả bùn thường xuyên

7. Bùn vi sinh cứ trào ra ở 1 góc bể lắng

  • Do lưu lượng phân phối vào bể không đều
  • Kiểm tra lại máng răng cưa và máng phân phối
  • Điều chỉnh lại các máng phân phối và máng tràn cho phù hợp

8. pH trong bể sinh học hiếu khí thấp

Nguyên nhân thì nhiều đối với các ngành nghề đặc trưng nước thải đầu vào thấp thì vào bể sinh học thấp là đương nhiên. Nhưng có loại nước rất phổ biến tuy đầu vào pH trung tính nhưng khi qua bể sinh học thì pH lại giảm rất thấp đó là nước thải Sinh hoạt.

Nguyên nhân là do quá trình chuyển hóa ni tơ khi vào bể sục khí sinh ra góc acid làm pH giảm. Các loại nước thải khác có nồng độ nito vào cao thì cũng vậy nhé.

Cách khắc phục thật đơn giản châm hóa chất vào, và làm giấy đề xuất đổi các thiết bị sang dùng inox 304-316 hết các bạn nhé, không thì bơm cứ rụng cánh liên tục.

Chỉ nhớ được tới đấy thôi các bạn. Bài viết với quan điểm cá nhân các bạn thấy hay thì chia sẻ, thấy thiếu thì góp ý các bạn nhé. (Tham khảo thêm dịch vụ vận hành hệ thống nước thải )

CÁC NHÀ MÁY XÍ NGHIỆP - CÁC TÒA NHÀ CHUNG CƯ CẦN ĐƠN VỊ TƯ VẤN VẬN HÀNH VÀ BẢO TRÌ THÌ CỨ MẠNH DẠN LIÊN HỆ VỚI HOTLINE (zalo) : 0839121512

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ MÔI TRƯỜNG ĐỨC TÀI

Chuyên kiểm tra - tư vấn, thiết kế - thi công, vận hành - bảo trì trọn gói các loại hệ thống xử lý nước thải.

HOTLINE: 0839.121.512

EMAIL: moitruongductai@gmail.com

ZALO: 0839.121.512 (Môi Trường Đức Tài)

WEBSITE: ductaientech.vn

FANPAGE - Môi trường Đức Tài

YOUTUBE - Môi Trường Đức Tài