LÀM SAO ĐỂ KIỂM SOÁT BÙN VI SINH MỘT CÁCH DỄ DÀNG?

LÀM SAO ĐỂ KIỂM SOÁT BÙN VI SINH MỘT CÁCH DỄ DÀNG?

LÀM SAO ĐỂ KIỂM SOÁT BÙN VI SINH MỘT CÁCH DỄ DÀNG?

Ngày đăng: 24/08/2022

Về bản chất, bùn vi sinh bao gồm nhiều vi sinh vật, vi khuẩn,… Bùn vi sinh đóng vai trò quan trọng trong quá trình xử lý nước thải vì chúng có khả năng oxy hóa các chất hữu cơ. Vậy việc kiểm soát bùn vi sinh có đơn giản? Và có những kinh nghiệm, có những cách nào để chúng được sinh trưởng và phát triển tốt?

KIỂM SOÁT TỐT CÁC THÔNG SỐ

• Một là pH

pH tại bể vi sinh sẽ được duy trì thích hợp (6.5-8.5), tuy nhiên phù hợp nhất là khoảng 7.5

- Nếu pH < 7: Bật bơm hóa chất Soda/Javel trong 1 tiếng và tiến hành đo kiểm tra lại. Nếu không có hệ thống định lượng hóa chất thì tính toán số lượng cần bổ sung và châm thủ công

- Nếu pH > 8.5: Nếu bơm đang chạy thì tắt bơm Soda/Javel

Cách thức kiểm tra pH:

Cách 1. Đo bằng bút đo pH

Cách 2. Đo thủ công. Sử dụng giấy quỳ tím để đo pH (1 ngày ít nhất 1 lần, thích hợp ngày 2 lần sáng – chiều). Xé 1 tờ trong tệp đựng tiến hành nhúng vào nước và  lập tức lấy ra (nhúng chứ không ngâm) tại bể vi sinh sau đó so màu giấy quỳ với bảng màu đi kèm để xác định giá trị pH.

• Hai là mật độ bùn vi sinh (SV30):

Hiểu một cách đơn giản, mật độ bùn được hiểu như là thể tích bùn lắng trong 30 phút. SV30 được duy trì thích hợp nhất tại bể vi sinh hiểu khí là vào khoảng 20% - 45% (tức là phần bùn lắng sau 30p tại bể vi sinh chiếm khoảng 20% – 45% trên tổng thể tích chai hoặc ly)

- Nếu SV30 < 20%: Tuyệt đối không được xả bỏ bùn, xem lại giá trị pH đã phù hợp hay chưa, bổ sung mật rỉ đường vào bể vi sinh (Cách sử dụng mật rỉ đường: Bỏ mật rỉ vào nước và khuấy đều đổ xuống bể vi sinh hiểu khí, lượng mật rỉ cần dùng là 1kg/1 ngày), tiếp tục duy trì cho đến khi lượng bùn vi sinh tăng lên ở mức thích hợp. Đồng thời xem lại bơm tuần hoàn bùn tại bể lắng có hoạt động hay không (nếu không hãy bật lại)

- Nếu SV30 > 45%: Xả bỏ bùn vi sinh vào bể chứa bùn cho đến khi lượng SV30 vào khoảng ( 20% - 45%)

Hướng dẫn chi tiết cách đo SV30: Cho hỗn hợp nước và bùn vi sinh tại bể vi sinh hiếu khí vào ống đong thủy tin. Để trên 1 mặt phẳng cố định (không khuấy hay rung lắc) sau 30 phút xem % lượng bùn lắng so với tổng thể tích của chai hoặc ly là bao nhiêu để xác định giá trị SV30.

• Ba là nồng độ Oxy hòa tan (DO)

Nồng độ Oxy hòa tan được hiểu đơn giản là lượng oxy trong nước phù hợp với vi sinh. DO được duy trì ở mức 1.5mg/l – 4 mg/l. Vì vậy, đòi hỏi máy thổi khí phải hoạt động tốt

QUAN SÁT BẰNG CẢM QUAN BÙN VI SINH

- Bùn ở trạng thái hoạt động tốt sẽ có màu vàng nâu và ít váng bọt bề mặt.

- Nước múc ra từ bể vi sinh sau khi  lắng 30 phút, phần nước mặt phía trên phải trong

- Nếu không trong: kiểm tra lại các thông số đã hướng dẫn ở trên xem có đảm bảo hay chưa, nếu chưa hãy điều chỉnh lại cho tích hợp.

Xem thêm : Sự cố thường gặp ở bể vi sinh xử lý nước thải

LƯU Ý ĐẾN CÁC CHẤT NHẠY CẢM VỚI VI SINH THƯỜNG GẶP

- Dầu mỡ, váng mỡ

- Các chất tẩy rửa mạnh như xà phòng ở nồng độ cao

- Các loại hóa chất sát trùng, khử trùng nồng độ cao

Nếu có sự cố từ các chất này vào hệ thống vi sinh, người vận hành cần tiến hành đo thử pH, SV30 nếu vẫn nằm trong ngưỡng thích hợp thì chỉ cần ngăn cản các chất độc này vào và tiến hành vận hành bình thường.

Xem thêm: Các sự cố thường gặp trong hệ thống xử lý nước thải

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ MÔI TRƯỜNG ĐỨC TÀI

Chuyên kiểm tra - tư vấn, thiết kế - thi công, vận hành - bảo trì trọn gói các loại hệ thống xử lý nước thải.

HOTLINE: 0839121512

EMAIL: moitruongductai@gmail.com

ZALO: 0839121512 (Môi Trường Đức Tài)

WEBSITE: ductaientech.vn

FANPAGE - Môi trường Đức Tài

YOUTUBE - Môi Trường Đức Tài