TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM

TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM

TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM

Ngày đăng: 24/08/2022

Nước thải dệt nhuộm thường có độ ô nhiễm BOD, COD cũng như độ màu rất cao. Vì vậy, cần phải tìm hiểu rõ ràng các phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm trước khi bắt tay vào quá trình thiết kế thi công cũng như vận hành – bảo trì hệ thống.

Công nghệ tổng quát để xử lý nước thải như sau:

>>> Xem thêm : Các công đoạn cơ bản của quá trình xử lý nước thải

1. XỬ LÝ CƠ HỌC

1.1. Song Chắn Rác

Đây là công đoạn đầu tiên của công trình xử lý nước thải nhằm giữ lại các thành phần có kích thước lớn (rác) như giẻ, rác, vỏ đồ hộp, lá cây, bao nilon…. Quá trình này là bước quan trọng nhằm đảm bảo an toàn và điều kiện làm việc thuận lợi cho cả hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm.

1.2. Lắng Cát

Mục đích là tách các tạp chất vô cơ không tan có kích thước từ 0,2 mm đến 2 mm ra khỏi nước thải. Đồng thời, đảo đảm an toàn cho bơm khỏi bị cát, sỏi bào mòn, tránh tắc đường  ống dẫn và tránh  ảnh hưởng đến các công trình xử lý phía sau

1.3. Bể Lắng

Lắng các hạt cặn lơ lửng có sẵn trong nước thải (bể lắng đợt 1) hoặc cặn được tạo ra từ quá trình keo tụ tạo bông hay quá trình xử lý sinh học (bể lắng đợt 2).

1.4. Tuyển Nổi

Tuyển nổi có chức năng tách các tạp chất (ở dạng hạt rắn hoặc lỏng) phân tán không tan, tự lắng kém khỏi nước thải.

Quá trình tuyển nổi được thực hiện bằng cách sục các bọt khí nhỏ vào pha lỏng. Các bọt khí này sẽ kết dính với các hạt cặn. Khi khối lượng riêng của tập hợp bọt khí và cặn nhỏ hơn khối lượng riêng của nước, cặn sẽ theo bọt khí nổi lên bề mặt

1.5. Lọc

Lọc được ứng dụng để tách các tạp chất có kích thước nhỏ khi không thể loại được bằng phương pháp lắng. Quá trình lọc ít khi dùng trong xử lý nước thải, thường chỉ sử dụng trong trường hợp nước sau khi xử lý đòi hỏi có chất lượng cao.

Có thể chia theo dạng lọc áp lực và lọc theo áp suất thủy tĩnh.

2. XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM BẰNG PHƯƠNG PHÁPHÓA HỌC VÀ LÝ HỌC

Xử lý nước thải bằng phương pháp lý hóa sẽ loại bỏ nước thải có tạp chất lơ lửng cao, các chất không có khả năng phân hủy sinh học

2.1. Trung Hòa

Nước thải chứa các acid vô cơ hoặc kiềm cần được trung hòa đưa pH về khoảng 6,5 đến 8,5 trước khi thải vào nguồn nhận hoặc sử dụng cho công nghệ xử lý tiếp theo. Trung hòa nước thải có thể thực hiện bằng nhiều cách nhau:

  • Trộn lẫn nước thải acid với nước thải kiềm
  • Bổ sung các tác nhân hóa học
  • Lọc nước acid qua vật liệu có tác dụng trung hòa
  • Hấp thụ khí acid bằng nước kiềm hoặc hấp thụ ammoniac bằng nước acid.

2.2. Oxy Hóa Khử

Quá trình oxy hóa sẽ chuyển các chất độc hại trong nước thải thành các chất ít độc hại hơn và tách khỏi nước thải. Quá trình này tiêu tốn nhiều hóa chất nên thường chỉ sử dụng khi không thể xử lý bằng những phương pháp khác.

2.3. Keo Tụ Tạo Bông

Trạng thái lơ lửng của các hạt keo được bền hóa nhờ lực đẩy tĩnh điện. Do đó, để phá tính bền của hạt keo cần trung hòa điện tích bề mặt của chúng, quá trình này được gọi là quá trình keo tụ.

Các hạt keo đã bị trung hòa điện tích có thể liên kết với những hạt keo khác tạo thành bông cặn có kích thước lớn hơn, nặng hơn và lắng xuống, quá trình này được gọi là quá trình tạo bông;

Những chất thường dùng để keo tụ tạo bông có thể kể đến như phèn nhôm, phèn sắt,chất trợ keo tụ,…

3. XỬ LÝ SINH HỌC

Quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là quá trình xử lý chất thải hữu cơ dạng hòa tan triệt để nhất. Đây là một quá trình phân hủy các chất hữu cơ dưới sự tham gia của các vi sinh vật.

Về cơ chế phân hủy, người ta phân biệt hai quá trình: phân hủy kỵ khí và phân hủy hiếu khí.

3.1. Quá trình xử lý sinh học kỵ khí

Quá trình phân hủy kỵ khí là quá trình phân hủy các chất bẩn hữu cơ dưới tác dụng của các vi sinh vật kỵ khí trong điều kiện không có oxy.

  • Giai đoạn 1: Thủy phân, cắt mạch các hợp chất cao phân tử
  • Giai đoạn 2: Acid hóa
  • Giai đoạn 3: Acetate hóa
  • Giai đoạn 4: Methane hóa

3.2. Quá trình xử lý sinh học hiếu khí

Quá trình phân hủy hiếu khí là quá trình Oxy hóa các hợp chất hữu cơ dưới tác dụng của các vi sinh vật hiếu khí có sự tham gia của oxy.

Nguyên tắc hoạt động của quá trình hiếu khí là chất thải hữu cơ được dẫn vào trong bể sục khí được trộn lẫn với bùn (sinh khối vi sinh vật), oxy được cung cấp với nồng độ tối ưu để duy trì hoạt động của vi sinh vật. Vi sinh vật trong bùn hoạt tính sẽ sử dụng nguồn chất hữu cơ trong nước thải dệt nhuộm như nguồn thức ăn.

Lượng chất hữu cơ sẽ được chuyển hóa thành các sản phẩm: CO2, H2O, một phần tham gia và cấu trúc tế bào vi sinh vật mới. Sau quá trình trên, nước sau xử lý sẽ được tách pha trong bể lắng, giữ lại sinh khối vi sinh vật tiếp tục tham gia xử lý nước thải dệt nhuộm.

Đây là nội dung tổng quan về phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm. Tuy nhiên, tùy theo tính chất của nước thải mà sẽ có phương pháp vận hành và xử lý khác nhau. Công ty Đức Tài với nhiều năm kinh nghiệm vận hành và bảo trì hệ thống xử lý nước, trong đó có bảo trì hệ thống xử lý nước thải dệt nhuôm. Để được hỗ trợ tốt hơn bạn vui lòng liên hệ Hotline/zalo 0839121512 để được hỗ trợ tốt nhất

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ MÔI TRƯỜNG ĐỨC TÀI

Chuyên kiểm tra - tư vấn, thiết kế - thi công, vận hành - bảo trì trọn gói các loại hệ thống xử lý nước thải.

HOTLINE: 0839121512

EMAIL: moitruongductai@gmail.com

ZALO: 0839121512 (Môi Trường Đức Tài)

WEBSITE: ductaientech.vn

FANPAGE - Môi trường Đức Tài

YOUTUBE - Môi Trường Đức Tài