XỬ LÝ NƯỚC THẢI VỚI PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SINH HỌC KỴ KHÍ
Ngày đăng: 25/08/2022
Ngoài cách xử lý các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học bằng pương pháp xử lý sinh học hiếu khí, chúng ta có thể xử lý các chất thải này bằng phương pháp xử lý sinh học kỵ khí. Cùng tìm hiểu phương pháp này xử lý các chất thải như thế nào thông qua bài viết này của Đức Tài.
XỬ LÝ SINH HỌC KỴ KHÍ
Phân hủy kỵ khí là quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong môi trường không có oxy ở điều kiện nhiệt độ từ 30 - 65oC.
Sản phẩm của quá trình phân hủy kỵ khí là khí sinh học (biogas) chủ yếu là CO2 và CH4. Khí CH4 có thể thu gom và sử dụng như một nguồn nhiên liệu sinh học. Tuy nhiên, quá trình phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ là quá trình sinh hóa phức tạp tạo ra hàng trăm sản phẩm trung gian và các phản ứng trung gian:
CHC + H2O + Chất dinh dưỡng —vsv→ Tế bào mới + CHC khó phân hủy + CO2 + CH4 + NH3 + H2S + Năng lượng
Qúa trình phân hủy kỵ khí được tổng quát qua 4 giai đoạn sau:
>>> Xem thêm :
Ứng dụng dùng vi sinh xử lý nước thải
Bùn hoạt tính trong xử lý nước thải
Giai đoạn THỦY PHÂN
Chuyển hóa các chất như:
Lipids → Acid béo
Polysaccharides → Monosaccharides
Protein → Amino acids
Acid nucleic → Purines và Pyrimidines
- Quá trình thủy phân diễn ra chậm
- Tốc độ thủy phân phụ thược vào pH, kích thước hạt và đặc tính dễ phân hủy của cơ chất
- Chất béo thủy phân rất chậm
Giai đoạn ACID HÓA
Đây là quá trình lên men các chất như:
Acid béo
Monosaccharides
Amino acids ⇒ Propuonate, butyrate, succinate,
Purines lactate, ethanol
Pyrimidines
Các hợp chất vòng thơm đơn giản
- Vi khuẩn lên men chuyển hóa các chất hòa tan thành chất đơn giản như: Acid béo vay hơi, alcohols, acid lactic,.... Sự hình thành các acid có thể làm giảm pH.
Giai đoạn ACETIC HÓA
Trong giai đoạn này vi khuẩn Acetic chuyển hóa phần còn lại của giai đoạn Acid hóa chưa lên men hết và phần sản phẩm thành acetate, H2, CO2, formate, methanol, methylamine.
Giai đoạn METHANE HÓA
Là giai đoạn cuối của quá trình phân hủy kỵ khí. Giai đoạn này chuyển hóa các sản phẩm của giai đoạn Actic hóa acetate, H2, CO2, formate, methanol, methylamine thành methane, CO2 và sinh khối mới.
Trong 4 giai đoạn trên, 3 giai đoạn thủy phân, acid hóa và acetic hóa thì nồng độ COD hầu như không giảm, chỉ có giai đoạn methane là nồng độ COD có giảm.
Tất cả các quá trình xử lý chất thải trong nước thải theo quy trình gì cũng có ưu điểm và nhược điểm của quá trình đó, cùng tìm hiểu xem ưu và nhược điểm của quá trình phân hủy kỵ khí:
ƯU ĐIỂM |
NHƯỢC ĐIỂM |
- Sinh ra ít bùn hơn so với xử lý hiếu khí, khoảng 3-5 lần
- Tiêu thụ năng lượng ít hơn → chi phí vận hành thấp
- Diện tích xây dựng ít
- Chi phí xây dựng thấp
- Tạo ra khí biogas chưa 60 - 70% là CH4 có thể dùng làm nhiên liệu để đốt
- Giữ được sinh khối lâu
- Chịu tải trọng hữu cơ cao
- Tiêu thụ ít chất dinh dưỡng
- Áp dụng nhiều loại công trình quy mô lớn nhỏ
|
- Vi sinh vật kỵ khí nhạy cảm và bị ức chế với nhiều hợp chất độc hại
- Thời gian khởi động quá trình chậm khi không đủ bùn cung cấp ban đầu
- cần các công trình xử lý phía sau để đảm bảo hiệu quả xử lý
- Phát sinh ra mùi hôi khó chịu nếu không có biện pháp khắc phục mùi
- Không xử lý được N, P và các vi sinh vật gây bệnh
|
Trên đây là các quá trình xảy ra trong công nghệ xử lý kỵ khí trong xử lý nước thải. Bạn đang phân vân lựa chọn nhà thầu cho hệ thống xử lý nước thải của mình thì hãy gọi ngay cho Công ty Đức Tài để được tư vấn các phương án phù hợp nhất.
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ MÔI TRƯỜNG ĐỨC TÀI
Chuyên kiểm tra - tư vấn, thiết kế - thi công, vận hành - bảo trì trọn gói các loại hệ thống xử lý nước thải.
HOTLINE: 0839121512
EMAIL: moitruongductai@gmail.com
ZALO: 0839121512 (Môi Trường Đức Tài)
WEBSITE: ductaientech.vn