Các dự án phải lập giấy phép môi trường nhưng không thực hiện sẽ bị xử phạt như thế nào?

Các dự án phải lập giấy phép môi trường nhưng không thực hiện sẽ bị xử phạt như thế nào?

Các dự án phải lập giấy phép môi trường nhưng không thực hiện sẽ bị xử phạt như thế nào?

Ngày đăng: 09/05/2023

Căn cứ theo nhiều quy định khác nhau, đặc biệt là Luật BVMT 2020 thì doanh nghiệp sẽ lập hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường (GPMT). Nếu doanh nghiệp không thực hiện lập giấy phép môi trường sẽ bị xử phạt theo quy định.

1. Vì sao phải lập giấy phép môi trường

Cùng với quá trình phát triển kinh tế, tình trạng ô nhiễm môi trường và sự cố môi trường ngày càng gia tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế cũng như môi trường sống của con người trên toàn cầu nói chung và nước ta nói riêng.

Vấn đề đặt ra chính là cần phải đảm bảo hài hòa, cân bằng giữa mục tiêu phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. Luật Bảo vệ môi trường ra đời với mục đích bảo vệ cuộc sống của chúng ta, bảo vệ sinh thái và bảo vệ nguồn tài nghiên thiên nhiên khoáng sản. Luật Bảo vệ môi trường lần đầu được thông qua năm 1993 và được sửa đổi, bổ sung lần lượt vào các năm 2015, 2014 và gần đây nhất là 2020 để phù hợp với tình hình thực tế.

Theo khoản 4, điều 42, Luật BVMT - Giấy phép môi trường là căn cứ để thực hiện các hoạt động như:

  • Thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với các hoạt động bảo vệ môi trường của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
  • Thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở.

2. Đối tượng phải lập giấy phép môi trường:

Theo Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020 về đối tượng phải có giấy phép môi trường như sau:

- Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.

- Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020.

- Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường.

Chủ đầu tư căn cứ có thể căn cứ vào các văn bản sau đây để phân loại dự án đầu tư:

- Luật BVMT 2020, Mục 2 Tiêu chí về môi trường để phân loại dự án đầu tư, đánh giá sơ bộ tác động môi trường, Điều 28. Tiêu chí về môi trường để phân loại dự án đầu tư.

- Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT 2020, Phụ lục II, III, IV, V – Danh mục các dự án đầu tư Nhóm I, II, III

- Luật Đầu tư công 2019, Điều 6. Phân loại dự án đầu tư công, Điều 8, 9, 10 – Tiêu chí phân loại dự án Nhóm A, B, C.

- Nghị định 40/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công 2019, Điều 12. Đối tượng, nội dung đánh giá sơ bộ tác động môi trường để làm căn cứ quyết định chủ trương đầu tư. Phụ lục I – Phân loại dự án đầu tư.

XEM THÊM ĐỐI TƯỢNG PHẢI LẬP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

3. Mức xử phạt dự án nếu không lập giấy phép môi trường

Theo Điều 11 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định như sau:

1. Hành vi vi phạm quy định về thực hiện giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND cấp Huyện hoặc thực hiện giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an mà đối tượng tương đương thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại các Điều 15, 29, 30, 31, 35 và 38 của Nghị định này bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo cơ quan cấp giấy phép để được xem xét, giải quyết trong trường hợp có thay đổi so với nội dung giấy phép đã được cấp theo quy định; nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường không đúng thời hạn quy định;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không công khai giấy phép môi trường theo quy định;

c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ một trong các nội dung giấy phép môi trường, trừ các trường hợp: vi phạm quy định về quan trắc môi trường; phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải và trường hợp quy định tại các điểm a, b, đ, e và g khoản này;

d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không rà soát công trình, thiết bị xử lý chất thải để xác định nguyên nhân gây ô nhiễm hoặc không cải tạo, nâng cấp công trình xử lý chất thải theo quy định trong trường hợp báo cáo số liệu không đúng thực tế ô nhiễm hoặc trong trường hợp có vi phạm về hành vi xả nước thải, bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường;

đ) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp không chính xác, không trung thực thông tin về kết quả hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi đi vào vận hành thử nghiệm theo quy định; không thực hiện việc cấp đổi, cấp điều chỉnh giấy phép môi trường theo quy định; không thực hiện nội dung của giấy phép môi trường theo quy định, trừ các trường hợp: vi phạm quy định về quan trắc môi trường; phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải và trường hợp quy định tại điểm a, b, c, e và g khoản này;

e) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy phép môi trường được cấp lại theo quy định;

g) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không vận hành hoặc không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình xử lý chất thải; xây lắp công trình xử lý chất thải không đúng theo giấy phép môi trường;

h) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định.

2. Hành vi vi phạm quy định về thực hiện giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND cấp Tỉnh hoặc thực hiện giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an mà đối tượng tương đương thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại các Điều 15, 29, 30, 31, 35 và 38 của Nghị định này bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo cơ quan cấp giấy phép để được xem xét, giải quyết trong trường hợp có thay đổi so với nội dung giấy phép đã được cấp theo quy định; nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường không đúng thời hạn quy định;

b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không công khai giấy phép môi trường theo quy định;

c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ một trong các nội dung của giấy phép môi trường theo quy định, trừ các trường hợp: vi phạm quy định về quan trắc môi trường, phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải và trường hợp quy định tại các điểm a, b, đ, e và g khoản này;

d) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không rà soát công trình, thiết bị xử lý chất thải để xác định nguyên nhân gây ô nhiễm hoặc không cải tạo, nâng cấp công trình xử lý chất thải theo quy định trong trường hợp báo cáo số liệu không đúng thực tế ô nhiễm hoặc trong trường hợp có vi phạm về hành vi xả nước thải, bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường;

đ) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp không chính xác, không trung thực thông tin về kết quả hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi đi vào vận hành thử nghiệm theo quy định; không thực hiện việc cấp đổi, cấp điều chỉnh giấy phép môi trường theo quy định; không thực hiện nội dung của giấy phép môi trường theo quy định, trừ các trường hợp: vi phạm quy định về quan trắc môi trường; phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải và trường hợp quy định tại điểm a, b, c, e và g khoản này;

e) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 170.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy phép môi trường được cấp lại theo quy định;

g) Phạt tiền từ 170.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi không vận hành hoặc vận hành không thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình xử lý chất thải; xây lắp công trình xử lý chất thải không đúng theo giấy phép môi trường;

h) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định./.

4. Thông tin liên hệ

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ MÔI TRƯỜNG ĐỨC TÀI

Chuyên kiểm tra - tư vấn, thiết kế - thi công, vận hành - bảo trì trọn gói các loại hệ thống xử lý nước thải.

HOTLINE: 0839121512

EMAIL: info@ductaientech.vn

ZALO: 0839121512 (Môi Trường Đức Tài)

WEBSITE: ductaientech.vn

FANPAGE - Môi trường Đức Tài

YOUTUBE - Môi Trường Đức Tài