HẠN MẶN Ở MIỀN TÂY: NƯỚC MẮT NGƯỜI NÔNG DÂN TRÊN ĐỒNG RUỘNG

HẠN MẶN Ở MIỀN TÂY: NƯỚC MẮT NGƯỜI NÔNG DÂN TRÊN ĐỒNG RUỘNG

HẠN MẶN Ở MIỀN TÂY: NƯỚC MẮT NGƯỜI NÔNG DÂN TRÊN ĐỒNG RUỘNG

Ngày đăng: 24/08/2022

Được xem là vùng sông nước mênh mông bao đời nay, vậy mà người dân ĐBSCL vẫn đang phải từng ngày, từng giờ “vật lộn” với tình trạng thiếu ngọt trên diện rộng, từ nước dùng cho sản xuất, đến nước uống, nước sinh hoạt hàng ngày.

Người dân ĐBSCL đang phải từng ngày, từng giờ “vật lộn” với tình trạng thiếu ngọt trên diện rộng. Hạn mặn ở Miền Tây vào năm 2020 diễn ra khốc liệt hơn bao giờ hết.

VẬY TÌNH HÌNH HẠN MẶN Ở MIỀN TÂY PHỨC TẠP NHƯ THẾ NÀO?

Miền Tây đang phải gánh chịu đợt xâm nhập mặn lớn nhất từ trước đến nay. Hiện tại, nước mặn đã ảnh hưởng đến 10/13 tỉnh thành ở Đồng bằng sông Cửu Long ngoài An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ.

Kiên Giang, Cà Mau, Tiền Giang, Bến Tre và Long An là 5 tỉnh miền Tây đã công bố tình huống khẩn cấp vì hạn mặn. Theo dự tính, độ mặn năm nay có thể cao hơn so với nhưng năm trước đó, thậm chí có khả năng vượt qua cả thiên tai năm 2016. Vì thế, hạn mặn ở Miền Tây đang chuyển biến gay gắt và duy trì ở mức cao trong khoảng thời gian tiếp theo của mùa khô.

Không chỉ vậy, thời gian diễn ra hạn mặn cũng sớm hơn mọi khi. Người dân miền Tây cũng cho biết mọi năm, qua tết Nguyên đán thì nước mặn mới xâm nhập nhưng mùa nước mặn năm nay đã đến rất sớm, từ tháng 11 năm 2019.

Nếu năm 2016 được mọi người xem là một đợt mặn kỷ lục, 100 năm mới có 1 lần thì năm nay, hạn mặn ở Miền Tây đã phá vỡ kỷ lục vào năm 2016.

VÌ SAO HẠN MẶN Ở MIỀN TÂY NĂM NAY GAY GẮT?

Hiện tượng El Nino làm ảnh hưởng đến lượng mưa trên toàn khu vực sông Mê Kông, khiến lượng mưa trở nên rất ít và đổ về hạ nguồn không nhiều. Và điều này dẫn đến tình trạng thiếu nước ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long trên diện rộng.

Hơn nữa, hệ quả của việc ít mưa là các đập thủy điện ở phía thượng nguồn sông Mê Kông có nhu cầu dự trữ nước, khi nước đầy sẽ xả ra để phát điện. Dọc sông có hàng chục đập thủy điện từ bé đến lớn, ở Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan và cả Việt Nam. Ngoài các đập thủy điện trên dòng chảy chính sông Me Kông, các đập thủy điện ở các phụ lưu của dòng sông này cũng là một nguyên nhân của quá trình hạn mặn. Nguồn nước ở hạ nguồn vốn khan hiếm, nay việc tích nước ở thượng nguồn lại làm nguồn nước trở nên cạn kiệt hơn bao giờ hết.

ĐỢT XÂM NHẬP MẶN NÀY ĐÃ ẢNH HƯỞNG NGHIÊM TRỌNG NHƯ THẾ NÀO?

Trước hết, việc hạn mặn ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân Miền Tây. Một số nơi ở ĐBSCL, nước sinh hoạt đang có giá lên đến 200.000 đồng/khối. Một mức giá cao gấp hàng chục lần so với giá nước sinh hoạt ở thành phố.

Ngoài ra, ĐBSCL vốn là vựa lúa lớn nhất nước, cùng với nền nông nghiệp phát triển vượt trội. Thiếu nước sạch chắn chắc sẽ tác động tiêu cực nặng nề đến các vùng canh tác cây ăn trái và nước sinh hoạt của người dân. Bằng chứng là, hiện tại đang có khoảng 95.600 hộ dân ở các tỉnh miền Tây gặp khó khăn trực tiếp về nguồn nước sinh hoạt do hạn mặn. Theo dự báo có 80.000 ha cây ăn trái bị ảnh hưởng do hạn mặn trong mùa khô năm 2019 - 2020.

Và còn hàng nghìn, hàng triệu những tổn thất liên quan đến việc thiếu nước ngọt. Người dân miền Tây đã oằn mình gánh chịu những hậu quả từ đợt hạn mặn này!

Vậy mới có thể nhận ra, nước sạch có tầm quan trọng như thế nào đối với sự sống. Hiểu rõ được điều này, chúng tôi – Môi trường Đức Tài luôn cố gắng theo đuổi sứ mệnh bảo vệ nguồn nước, chung tay hỗ trợ các tòa nhà, chung cư, khu công nghiệp trong việc xử lý nước thải.

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ MÔI TRƯỜNG ĐỨC TÀI

Chuyên kiểm tra - tư vấn, thiết kế - thi công, vận hành - bảo trì trọn gói các loại hệ thống xử lý nước thải.

HOTLINE: 0839121512

EMAIL: info@ductaientech.vn

ZALO: 0839121512 (Môi Trường Đức Tài)

WEBSITE: ductaientech.vn

FANPAGE - Môi trường Đức Tài

YOUTUBE - Môi Trường Đức Tài