Dịch vụ bảo trì hệ thống xử lý nước thải thủy sản chuyên nghiệp

Dịch vụ bảo trì hệ thống xử lý nước thải thủy sản chuyên nghiệp

Dịch vụ bảo trì hệ thống xử lý nước thải thủy sản uy tín, chuyên nghiệp

Ngày đăng: 03/10/2022

Công ty môi trường Đức Tài cung cấp dịch vụ bảo trì hệ thống xử lý nước thải thủy sản uy tín, chuyên nghiệp. Quỳ trình bảo trì hệ thống xử lý nước thải thủy sản nghiêm ngặt, an toàn. Tùy theo nhu cầu của khách hàng mà chúng tôi có những gói dịch vụ bảo trì hệ thống xử lý nước thải thủy sản khác nhau

1. Tổng quan về xử lý nước thải thủy sản

Cùng với sự phát triển theo từng năm thì ngành chế biến thủy hải sản cũng đưa vào môi trường một lượng nước thải khá lớn, gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước.

Nước thải ngành này chứa phần lớn các chất thải hữu cơ có nguồn goc từ động vật và có thành phần chủ yếu là protein và các chất béo. Trong hai thành phần này, chất béo khó bị phân hủy bởi vi sinh vật.

Các chất hữu cơ chứa trong nước thải chế biến thủy sản chủ yếu là dễ bị phân hủy. Trong nước thải chứa các chất như cacbonhydrat, protein, chất béo,… khi xả vào nguồn nước sẽ làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng ôxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ. Nồng độ oxy hòa tan dưới 50% bão hòa có khả năng gây ảnh hưởng tới sự phát triển của tôm, cá. Oxy hòa tan giảm không chỉ gây suy thoái tài nguyên thủy sản mà còn làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước, dẫn đến giảm chất lượng nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp.

Các chất rắn lơ lửng làm cho nước đục hoặc có màu, nó hạn chế độ sâu tầng nước được ánh sáng chiếu xuống, gây ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của tảo, rong rêu,… Chất rắn lơ lửng cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh đồng thời gây tác hại về mặt cảm quan (tăng độ đục nguồn nước) và gây bồi lắng lòng sông, cản trở sự lưu thông nước và tàu bè,…

Nồng độ các chất nitơ, photpho cao gây ra hiện tượng phát triển bùng nổ các loài tảo, đến mức độ giới hạn tảo sẽ bị chết và phân hủy gây nên hiện tượng thiếu oxy. Nếu nồng độ oxy giảm tới 0 gây ra hiện tượng thủy vực chết ảnh hưởng tới chất lượng nước của thủy vực. Ngoài ra, các loài tảo nổi trên mặt nước tạo thành lớp màng khiến cho bên dưới không có ánh sáng. Quá trình quang hợp của các thực vật tầng dưới bị ngưng trệ. Tất cả các hiện tượng trên gây tác động xấu tới chất lượng nước, ảnh hưởng tới hệ thủy sinh, nghề nuôi trồng thủy sản, du lịch và cấp nước.

Amonia rất độc cho tôm, cá dù ở nồng độ rất nhỏ. Nồng độ làm chết tôm, cá từ 1,2 ¸ 3 mg/l.

Tiêu chuẩn chất lượng nước nuôi trồng thủy sản của nhiều quốc gia yêu cầu nồng độ Amonia không vượt quá 1mg/l.

Các vi sinh vật đặc biệt vi khuẩn gây bệnh và trứng giun sán trong nguồn nước là nguồn ô nhiễm đặc biệt. Con người trực tiếp sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn hay qua các nhân tố lây bệnh sẽ truyền dẫn các bệnh dịch cho người như bệnh lỵ, thương hàn, bại liệt, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, tiêu chảy cấp tính,...

2. Nước thải thủy sản

Nước thải thủy sản phát sinh từ việc chế biến thủy sản, cả các khu vệ sinh và nhà ăn. Vì thế, có nhiều vụn thịt, ruột, các chất thải rắn hữu cơ dễ phân hủy xuất hiện trong nước thải. Đặc trưng của nước thải chuyên về chế biến thủy sản là nồng độ COD, BOD rất cao (COD khoảng 1500 mg/l, BOD khoảng 1000ng/l)

3. Đặc tính của nước thải chế biến thủy sản

Nước thải ngành chế biến thủy sản gồm có 3 nguồn phát sinh chính: nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất và nước thải vệ sinh máy móc, rửa sàn nhà,…. Đặc tính của nước thải thủy sản là bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, các chất dinh dưỡng và vi sinh vật gây bệnh. Theo các kết quả phân tích nước thải chế biến thủy sản thì nồng độ ô nhiễm của các chất như sau:

COD= 500-600mg/l, BOD = 400-3200mg/l, TSS= 128-420mg/l, N=58-120mg/l, P=12-90mg/l, Tổng Coliform= 104-105.

Như vậy nước thải chế biến thủy sản có hàm lượng các chất ô nhiễm cao. Vì thế phải tìm ra công nghệ xử lý nước thải phù hợp nhất.

4. Các bước trong kế hoạch bảo trì nước thải thủy sản

Sau đây là các bước kế hoạch bảo trì nước thải thủy sản của Đức Tài

4.1. Các bước thủ tục trong kế hoạch bảo trì hệ thống xử lý nước thải thủy sản đối với khách hàng mới

1. Nhu cầu bảo trì hệ thống của khách hàng

2. Lập kế hoạch khảo sát

3. Tiến hành khảo sát

4. Lên danh mục đối tượng bảo trì và báo giá

5. Thực hiện bảo trì hệ thống

6. Lưu hồ sơ

4.2. Các bước thủ tục trong kế hoạch bảo trì hệ thống xử lý nước thải thủy sản đối với khách hàng và đối tác

1. Gửi kế hoạch khảo sát và bảo trì

2. Tiến hành khảo sát

3. Dự trù vật tư

4. Thực hiện bảo trì hệ thống

5. Cập nhật hồ sơ

➡️ Sau khi tiến hành khảo sát, tiến hành lên kế hoạch đối tượng vận hành hoặc bảo trì, báo giá chi tiết từng hạng mục công việc để 2 bên cùng nắm rõ nội dung công việc trong hệ thống xử lý nước thải.

5. Quy trình bảo trì hệ thống xử lý nước thải thủy sản

Cùng xem chi tiết quy trình bảo trì hệ thống xử lý nước thải thủy sản của Đức Tài nhé!

5.1. Các hạng mục cần kiểm tra hàng ngày

Hằng ngày khi vận hành bơm nên kiểm tra bơm có đẩy nước lên được hay không. Khi máy bơm hoạt động nhưng không lên nước cần kiểm tra lần lượt các nguyên nhân sau :

  • Kiểm tra bảng điều khiển, tủ điện
  • Nguồn điện cung cấp có bình thường không.
  • Bảo trì cho bơm nước thải
  • Cánh bơm có bị chèn bởi các vật lạ hay không.
  • Động cơ bơm có bị cháy hay không.
  • Khi bơm phát ra tiếng kêu lạ, cũng cần ngừng bơm ngay lập tức và tìm các nguyên nhân để khắc phục sự cố như trên.
  • Bảo dưỡng cho hệ thống đường ống
  • Bảo dưỡng cho máy thổi khí
  • Vệ sinh hệ thống nước thải theo định kỳ

5.2. Các thiết bị cần được bảo trì định kỳ

Gợi ý một số hạng mục cần được bảo trì. Tùy theo tình trạng thiết bị mà triển khai định kỳ theo năm, theo quý, theo tháng hay theo tuần cho phù hợp.

  • Máy thổi khí:
  • Thay bánh răng
  • Thay giảm âm đầu hút/giảm âm đầu đẩy
  • Kiểm tra/thay thế ngàm, khớp nối mềm
  • Thay đệm và ổ bi
  • Vệ sinh vỏ máy và bộ lọc giảm âm đầu hút
  • Kiểm tra van an toàn
  • Kiểm tra sự cách điện của mô tơ
  • Kiểm tra/xiết chặt các bulon/mối nối
  • Kiểm tra sức căng của dây đai. Thay dây đai khi cần thiết
  • Kiểm tra cường độ dòng điện/điện thế
  • Kiểm tra tiếng ồn, rung động, nhiệt độ của máy.

Các thùng hóa chất cũng như các bể: kiểm tra và sửa chữa khi phát hiện có tình trạng ăn mòn, rò rỉ,...

Các bơm nước thải

  • Kiểm tra tình trạng mài mòn
  • Châm dầu nhớt định kỳ.
  • Kiểm tra và lắp đặt lại các phụ kiện bị hư hỏng.
  • Kiểm tra dây điện đấu vào máy và các thông số điện có liên quan như điện trở, hiệu điện thế,…
  • Kiểm tra khắc phục tình trạng rò rỉ điện của bơm
  • Kiểm tra các chỗ bị rỉ sét và sơm lại

Tủ điện điều khiển hệ thống

  • Kiểm tra các thiết bi ̣điện, độ cách điện, dòng điện, các mối nối của thiết bi ̣trong tủ điện,
  • Ngắt CB tổng, làm vệ sinh tất cả các linh kiện (khởi động từ, công tắc điện…) bên trong và bên ngoài tủ bằng cọ khô.

Đầu đo pH tự động (nếu có)

  • Vệ sinh sạch sẽ
  • Hiệu chỉnh lại đầu dò
  • Kiểm tra sự chính xác của đầu đo pH online
  • Thay sensor mới khi cần

Và một số hạng mục, thiết bị khác.

6. Chi phí vận hành bảo trì hệ thống xử lý nước thải thủy sản

Tùy theo nhu cầu của khách hàng mà chúng tôi có những gói dịch vụ bảo trì hệ thống xử lý nước thải thủy sản khác nhau. Các gói bảo trì cơ bản gồm:

Gói theo đợt: Môi Trường Đức Tài cung cấp các kỹ sư, nhân viên tay nghề cao để bảo dưỡng trạm xử lý theo đợt từng đợt mà khách hàng yêu cầu. Ưu điểm của gói này là tiết kiệm và giải quyết được triệt để các vấn đề mà hệ thống mà đang mắc phải. Tuy nhiên, đây là giải pháp mang tính tức thời, không lâu dài.

Gói theo tháng: Nhân viên của chúng tôi sẽ đến hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của bạn để kiểm tra, quản lý, sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng theo số lần thỏa thuận. Thời hạn hợp đồng tùy theo thỏa thuận của 2 bên.

Gói theo quý: Tương đương gói theo tháng, hệ thống của bạn sẽ được Môi Trường Đức Tài bảo trì khoảng 3-4 lần/quý, số lần có thể thay đổi tùy theo mong muốn của quý khách hàng. Thời hạn hợp đồng tùy theo thỏa thuận của 2 bên.

Còn đối với chi phí bảo trì hệ thống xử lý nước thải thủy sản, nhìn chung sẽ tiết kiệm hơn so với các gói vận hành hệ thống xuyên suốt. Chi phí này sẽ phụ thuộc vào 4 yếu tố (1) tình trạng hệ thống của bạn, (2) loại gói bảo trì, (3) công suất hệ thống và (4) chất lượng nước đầu ra.

7. Dịch vụ bảo trì hệ thống xử lý nước thải chuyên nghiệp HCM - Công ty Đức Tài

Lĩnh vực vận hành hệ thống xử lý nước thải đang trở thành một xu hướng tất yếu với nhu cầu sử dụng dịch vụ này của khách hàng ngày càng cao. Công ty TNHH Dịch vụ và Môi Trường Đức Tài tự hào là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực này.

Với lớp kinh nghiệm dày dặn về vận hành hệ thống xử lý nước thải, Công ty TNHH Dịch vụ và Môi trường Đức Tài đã định vị được trong lĩnh vực xử lý nước thải khi trực tiếp vận hành nhiều dự án lớn và hợp tác với nhiều khách hàng lớn như Chung cư Luxury, Công ty P&G, Công ty Dệt Nhuộm Speed Vina, Nhà Máy SX Thức Ăn Gia súc ADM, Cụm Công nghiệp Tài Lộc, KCN Tân Kim, Trại chăn Nuôi Newhope …

Công ty TNHH Dịch vụ và Môi trường Đức Tài cung cấp dịch vụ bảo trì hệ thống xử lý nước thải thủy sản theo định kỳ :

  • Bảo trì, bảo dưỡng định kỳ hàng tháng: 1 lần/tuần.
  • Định kỳ 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng,1 năm 1 lần
  • Bảo trì, vận hành kiểm soát toàn hệ thống. Chịu trách nhiệm hoàn toàn hệ thống xử lý nước thải hàng năm.

8. Những ưu đãi khi sử dụng dịch vụ bảo trì hệ thống xử lý nước thải của Đức Tài

Còn chần chừ gì nữa, hãy liên hệ với chúng tôi ngay để nhận lấy những ƯU ĐÃI HẤP DẪN TRÊN!

9. Công trình lắp đặt, vận hành, bảo trì xử lý nước thải thủy sản mà Môi Trường Đức Tài đã đảm nhận

Môi Trường Đức Tài vô cùng tự hào và hãnh diện là đơn vị lắp đặt, vận hành và bảo trì hệ thống xử lý nước thải thủy sản công suất 2000m3/ngày.đêm.

Mời quỳ khách hàng xem chi tiết: TẠI ĐÂY

10. THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ MÔI TRƯỜNG ĐỨC TÀI

Chuyên kiểm tra - tư vấn, thiết kế - thi công, vận hành - bảo trì trọn gói các loại hệ thống xử lý nước thải.

HOTLINE: 0839.121.512

EMAIL: moitruongductai@gmail.com

ZALO: 0839.121.512 (Môi Trường Đức Tài)

WEBSITE: ductaientech.vn

FANPAGE - Môi trường Đức Tài

YOUTUBE - Môi Trường Đức Tài