Hướng dẫn chi tiết vận hành hệ thống (trạm) xử lý nước thải

Hướng dẫn chi tiết vận hành hệ thống (trạm) xử lý nước thải

Hướng dẫn chi tiết vận hành hệ thống (trạm) xử lý nước thải

Ngày đăng: 02/11/2022

Hệ thống xử lý nước thải ở các khu công nghiệp và dân cư khác nhau về công nghệ, do tính chất của 2 khu vực này hoàn toàn khác nhau. Đức Tài hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước thải, trạm xử lý nước thải. Hướng dẫn và tư vấn sử dụng công nghệ để vận hành trạm xử lý nước thải hiệu quả.

1. Thế nào là vận hành hệ thống xử lý nước thải?

Vận hành hệ thống xử lý nước thải là duy trì sự hoạt động của hệ thống xử lý nước thải theo kế hoạch và quy trình đã đề ra, nhằm đảm bảo hệ thống xử lý vận hành đúng theo như số liệu thống kê, bảo đảm cho chất lượng nước đầu ra đạt chuẩn về quy định và tiêu chuẩn.

Lợi ích của việc vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp là để duy trì sự sống cho các loài sinh vật thủy hải sản cần nước sạch để duy trì sự sống, tránh gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời, ngăn chặn các mầm bệnh phát sinh, bảo vệ sinh khỏe của con người. Chính vì vậy, cần nắm được nguyên tắc vận hành xử lý nước thải và ứng dụng hiệu quả mới có thể đem lại những lợi ích thiết thực nhất.

2. Tại sao cần xử lý nước thải?

Nước thải là đầu ra của quá trình sinh hoạt, ăn uống và hoạt động sản xuất, chế biến ở các nhà máy, khu công nghiệp. Dân số càng đông, nhà máy càng nhiều, đồng nghĩa với lượng nước thải ra môi trường càng lớn. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, chất lượng sống của con người và động vật thủy sinh.

Hiện nay, lượng nước thải đổ thẳng ra sông, ngòi, kênh, rạch mỗi ngày thường rất lớn và hầu như chưa có biện pháp xử lý triệt để. Biểu hiện là các dòng nước chuyển thành màu đen, bốc mùi hôi thối. Một hệ quả không thể tránh khỏi đó là ô nhiễm nguồn nước sạch, đất và không khí, gây nên các bệnh về da, hô hấp và đường ruột.

Vì nguồn nước sạch là một phần không thể thiếu trong sinh hoạt, ăn uống nên vấn đề xử lý nước thải là đặc biệt quan trọng. Bởi các hoạt động trong đời sống của con người có mối liên kết chặt chẽ với tự nhiên như trồng trọt, nuôi trồng thủy hải sản, ăn uống, tắm rửa mỗi ngày.

Vì vậy, vấn đề xử lý nước thải cần được triển khai trên diện rộng để hạn chế tình trạng ô nhiễm đang ở mức báo động này!

3. Các điều kiện quy định trong vận hành hệ thống xử lý nước thải

Muốn một hệ thống vận hành xử lý nước thải ổn định, chúng ta cần phải thường xuyên kiểm tra và bảo đảm các điều kiện cơ bản sau:

Đảm bảo nguồn điện cung cấp cho hệ thống là điện 3 pha; các công tắc đều phải hoạt động tốt

Nguồn nước thải không chứa các chất khử trùng có khả năng gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống xử lý

Nhân viên vận hành phải đảm bảo các yếu tố: hiểu rõ về tính chất của nước thải, quy trình xử lý, cấu tạo của các bể cũng không đặc tính, chế độ hoạt động của các thiết bị xử lý, vị trí của các thiết bị xử lý…

Ghi chép đầy đủ, theo dõi các thông tin về lượng hóa chất sử dụng hàng ngày, các sự cố xảy ra, tiến trình hoạt động của giai đoạn,…

4. Quy trình vận hành hệ thống (trạm) xử lý nước thải

Hệ thống xử lý nước thải ở các khu công nghiệp và dân cư khác nhau về công nghệ, do tính chất của 2 khu vực này hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, tất cả các hệ thống xử lý nước hiện nay đều có chung một quy trình chuẩn. Sau đây là quy trình vận hành hệ thống (trạm) xử lý nước thải.

Công đoạn xử lý cơ học: Ở công đoạn này, nước thải sẽ đi qua các song chắn rác, bể thu gom và tách dầu mỡ, đồng thời lắng cặn, cát. Toàn bộ các chất thải rắn có kích thước lớn hơn 0.75mm đều được giữ lại tại công đoạn này, lượng váng dầu tách ra sẽ đi qua bể chứa khác để phục vụ cho việc xử lý và tái sử dụng.

Công đoạn xử lý hóa học: Nước thải sẽ được thêm các loại hóa chất chuyên dụng để trung hòa độ pH, keo tụ tạo bông lắng, tuyển nổi,… Công đoạn này đảm bảo nước thải ra môi trường bên ngoài sẽ đáp ứng độ pH tiêu chuẩn, các chất vô cơ, cặn lơ lửng, kim loại đều được giữ lại tại đây.

Công đoạn xử lý sinh học: Tại đây, vi sinh vật sẽ hoạt động để xử lý các chất ô nhiễm hữu cơ trong môi trường yếm khí, hiếu khí hay thiếu khí.

Công đoạn lọc nước: Công đoạn này sẽ giúp hệ thống xử lý nước bẩn giữ toàn bộ các chất rắn lơ lửng còn sót lại. Mức độ lọc phụ thuộc vào quy định xả thải của Nhà nước đối với lượng chất rắn trong nước thải.

5. Các vấn đề thường gặp khi vận hành hệ thống xử lý nước thải

Khi vận hành hệ thống trạm xử lý nước thải sẽ gặp phải một số vấn đề như sau:

5.1. Bể sinh học

5.2. Bể lắng 2

5.3. Bể keo tụ tạo bông

5.4. Bể lắng hóa lý

5.5. Bể khử trùng

6. Hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước thải chuẩn kỹ thuật

Sau đây, Đức Tài hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn kỹ thuật như sau:

6.1. Đối với nước thải công nghiệp

Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp thường ứng dụng công nghệ hóa lý để tạo các chất keo tụ, tuyển nổi, lắng lọc hay oxy hóa bậc cao. Ngoài ra, còn có thể kết hợp thêm các công nghệ sinh học ở công đoạn sau.

  • Chuẩn bị sổ tay vận hành để ghi chép lại số liệu đánh giá kết quả.
  • Pha hóa chất.
  • Theo dõi và kiểm soát các chỉ số nước thải như pH, nhiệt độ, lưu lượng,…
  • Kiểm tra các thiết bị hỗ trợ như máy bơm, bộ đo pH, máy khuấy, bơm định lượng.
  • Kiểm tra quá trình tạo bông.
  • Xả bùn ở dưới đáy bể lắng và tiến hành ép.
  • Kiểm tra kết quả đầu ra đã đạt chuẩn chất lượng hay chưa.

6.2. Đối với nước thải sinh hoạt

Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt hiện nay đa phần sử dụng các công nghệ sinh học bằng bùn hoạt tính theo một trong 2 phương pháp là AO – xử lý dòng liên tục thiếu khí, hiếu khí kết hợp và SBR – xử lý theo mẻ.

Có thể kết hợp thêm các công nghệ khác như bổ sung giá thể di động (MBBR) hay màng lọc MBR để tăng nồng độ, hiệu suất tiếp xúc giữa không khí, nước thải và hệ vi sinh vật. Tuy nhiên, nếu hệ vi sinh vật trong bể chứa có thể duy trì tốt thì không cần dùng đến các công nghệ bổ sung khác.

Quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt:

  • Chuẩn bị sổ tay vận hành để ghi chép số liệu, đánh giá kết quả.
  • Kiểm tra phao báo mức nước và van điều khiển thường xuyên.
  • Vệ sinh song chắn rác định kỳ và thường xuyên nếu nhận thấy đã đầy.
  • Kiểm tra mức nước trong bể điều hòa.
  • Kiểm tra các thiết bị bơm, máy thổi khí có hoạt động ổn định hay không.
  • Kiểm tra định kỳ nồng độ bùn hoạt tính có trong bể vi sinh, đảm bảo luôn được duy trì ở mức cần thiết.
  • Bổ sung vi sinh nếu kiểm tra thấy nồng độ xuống thấp hoặc ngược lại, xả bỏ khi quá cao.

7. Nội dung vận hành một hệ thống xử lý nước thải

Trong suốt quá trình vận hành hệ thống trạm xử lý nước thải cần thực hiện các nội dung như sau:

  • Phải thường xuyên vệ sinh song chắn rác nhằm loại bỏ lượng rác thải lớn tránh ảnh hưởng đến các công trình xử lý phía sau.
  • Phải thường xuyên vệ sinh song chắn rác nhằm loại bỏ lượng rác thải lớn tránh ảnh hưởng đến các công trình xử lý phía sau.
  • Kiểm tra các máy bơm nước như dòng điện, điện áp và công suất xử lý, lưu lượng nước từng thiết bị bơm.
  • Kiểm tra hoạt động của máy thổi khí như dầu bôi trơn, dây cuaroa và áp suất đồng hồ đo áp.
  • Kiểm tra nồng độ bùn hoạt tính trong bể sinh học hiếu khí. Trong trường hợp nồng độ vi sinh quá thấp thì cần bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết.

8. Tiêu chí nghiệm thu công trình xử lý nước thải tốt

Một hệ thống xử lý nước thải tốt sẽ loại bỏ được các yếu tố ô nhiễm sau đây:

Nhu cầu oxy sinh học (BOD): Lượng oxy cần thiết để diễn ra quá trình oxy hóa chất hữu cơ dễ phân hủy bởi vi sinh vật. Trong đó, BOD là chỉ tiêu được dùng để đo lường mức độ ô nhiễm hữu cơ trong môi trường và nước thải.

Nhu cầu oxy hóa học (COD): Lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất có trong nước thải bao gồm hữu cơ và vô cơ. Trong đó, COD là chỉ tiêu được dùng để đo lường mức độ ô nhiễm vô cơ và hữu cơ của nước thải.

Nito và photpho (TN và TP): Đây là hai thành phần gây hiện tượng phú dưỡng đất đai, nguồn nước, tạo điều kiện cho các loại tảo phát triển, ảnh hưởng đến mùa màng và sức khỏe con người, động vật.

Coliform: Các vi sinh vật gây bệnh.

Chất rắn lơ lửng (TSS): Lượng chất rắn không tan và khó lắng trong nước thải.

Độ màu.

9. Đức Tài cung cấp dịch vụ vận hành hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn 2022

Lĩnh vực vận hành hệ thống xử lý nước thải đang trở thành một xu hướng tất yếu với nhu cầu sử dụng dịch vụ này của khách hàng ngày càng cao. Công ty TNHH Dịch vụ và Môi Trường Đức Tài tự hào là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực này.

Với lớp kinh nghiệm dày dặn về vận hành hệ thống xử lý nước thải, Công ty TNHH Dịch vụ và Môi trường Đức Tài đã định vị được trong lĩnh vực xử lý nước thải khi trực tiếp vận hành nhiều dự án lớn và hợp tác với nhiều khách hàng lớn như Chung cư Luxury, Công ty P&G, Công ty Dệt Nhuộm Speed Vina, Nhà Máy SX Thức Ăn Gia súc ADM, Cụm Công nghiệp Tài Lộc, KCN Tân Kim, Trại chăn Nuôi Newhope …

Công ty TNHH Dịch vụ và Môi trường Đức Tài cung cấp dịch vụ bảo trì hệ thống xử lý nước thải thủy sản theo định kỳ :

  • Bảo trì, bảo dưỡng định kỳ hàng tháng: 1 lần/tuần.
  • Định kỳ 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng,1 năm 1 lần
  • Bảo trì, vận hành kiểm soát toàn hệ thống. Chịu trách nhiệm hoàn toàn hệ thống xử lý nước thải hàng năm.

10. Những ưu đãi khi sử dụng dịch vụ vận hành trạm xử lý nước thải của Đức Tài

Còn chần chừ gì nữa, hãy liên hệ với chúng tôi ngay để nhận lấy những ƯU ĐÃI HẤP DẪN TRÊN!

11. Công trình lắp đặt, vận hành hệ thống xử lý nước thải thủy sản mà Môi Trường Đức Tài đã đảm nhận

Môi Trường Đức Tài vô cùng tự hào và hãnh diện là đơn vị lắp đặt, vận hành và bảo trì hệ thống xử lý nước thải thủy sản công suất 2000m3/ngày.đêm.

Mời quý khách hàng xem chi tiết: TẠI ĐÂY

12. Thông tin liên hệ

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ MÔI TRƯỜNG ĐỨC TÀI

Chuyên kiểm tra - tư vấn, thiết kế - thi công, vận hành - bảo trì trọn gói các loại hệ thống xử lý nước thải.

HOTLINE: 0839121512

EMAIL: info@ductaientech.vn

ZALO: 0839121512 (Môi Trường Đức Tài)

WEBSITE: ductaientech.vn

FANPAGE Môi trường Đức Tài

YOUTUBE Môi Trường Đức Tài