Theo thống kê sơ bộ 2019, cả nước có khoảng 3000 tòa nhà tập trung chủ yếu ở TP.HCM và Hà Nội. Mỗi tòa nhà đều phải có hệ thống xử lý nước thải riêng, đảm bảo xả thải theo quy định của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.
Tuy nhiên để duy trì hệ thống xử lý ở mức ổn định, nước thải đầu ra luôn đạt chuẩn không phải là một điều dễ dàng nếu bạn không nắm rõ đặc điểm nước thải sinh hoạt, công nghệ, kỹ thuật xử lý nước,…
NƯỚC THẢI SINH HOẠT CÓ ĐẶC ĐIỂM GÌ?
Nước thải sinh hoạt được phát sinh chủ yếu từ các văn phòng, trường học, khu chung cư, khu thương mại,… BOD5, COD, Nitơ, Photpho là những thành phần ô nhiễm đặc trưng của loại hình nước thải này.
Các thành phần ô nhiễm chính đặc trưng thường thấy ở nước thải sinh hoạt là BOD5, COD, Nitơ, Photpho, Amoni, và các vi sinh vật gây bệnh.
Bảng dưới đây thể hiện chi tiết hơn về nồng độ của các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt.
Việc xử lý nước thải sinh hoạt là kiểm soát tất cả các thông số ô nhiễm, đảm bảo chúng ở ngưỡng cho phép khi thải ra ngoài môi trường với quy chuẩn QCVN 14-2008/BTNMT cột A hoặc cột B theo như bảng dưới đây.
SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT ĐỀ XUẤT
THUYẾT MINH SƠ BỘ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT
Dưới đây, Đức Tài sẽ thuyết minh sơ bộ về công nghệ xử lý nước sinh hoạt
(1) Bể tự hoại
Nhiệm vụ: thu gom nước thải đen, lắng nước thải, lên men cặn lắng và lọc nước thải sau lắng.
(2) Bể điều hòa
Nhiệm vụ: cân bằng lưu lượng cũng như nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải thông qua hệ thống máy thổi khí, ống và đĩa phân phối khí. Việc cấp khí nhằm hỗ trợ nước thải được khuấy đều, ổn định nồng độ các chất ô nhiễm, đồng thời giúp hệ thống xử lý phía sau vận hành ổn định mà không cần phải điều chỉnh nhiều.
(3) Xử lý sinh học
Nhiệm vụ: loại bỏ các chất hữu cơ (BOD,COD), nitrat hóa (phản ứng chuyển NH4+ thành NO3-) và khử nitrat (chuyển NO3- thành khí N2).
Bể thiếu khí Anoxic được gắn các máy khuấy chìm bùn và nước thải được trộn đều, kích thích quá trình phản ứng khử nitrát.
Bể sinh học hiếu khí có nhiệm vụ loại bỏ các chất hữu cơ trong điều kiện hiếu khí. Các vi sinh hiếu khí sử dụng oxy sẽ tiến hành phân hủy các chất hữu cơ tạo khí CO2 giúp quá trình sinh trưởng, phát triển và tạo năng lượng.
(4) Bể lắng sinh học
Nhiệm vụ: tách cặn vi sinh từ bể xử lý sinh học hiếu khí lơ lửng. Vì thế, hàm lượng cặn giảm đến hơn 80%. Bùn ở đáy ngăn lắng được bơm tuần hoàn về bể xử lý sinh học hiếu khí để bổ sung. Trong khi đó, lượng bùn dư sẽ được chuyển về bể chứa bùn.
(5) Bể khử trùng
Nhiệm vụ: xử lý triệt để các vi trùng gây bệnh như E.Coli, Coliform,… bằng cách hóa chất như clo, javel,..
NHỮNG KHÓ KHĂN KHI VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT
-
Đối với các tòa nhà chuyên về văn phòng, nguồn nước thải chủ yếu từ nhà vệ sinh. Điều này khiến nồng độ Amoni thường cao hơn 100mg/l cho đến 150mg/l. Dẫn đến tỷ lệ ô nhiễm COD/BOD và BOD/NH3N trong nước thải chênh lệch lớn. Tạo thách thức không hề nhỏ trong việc xử lý chỉ tiêu amoni.
-
Việc xử lý nước thải sinh hoạt ở các tòa nhà, các chung cư đa phần do các nhân viên kỹ thuật ở các tòa nhà đảm nhiệm. Mà các nhân viên ở đây đa số không am hiểu về công nghệ, kỹ thuật xử lý, có thể khiến hệ thống bị giảm hiệu suất, thiết bị, máy móc bị ảnh hưởng và đặc biệt là nước thải đầu ra không đạt chuẩn.
-
Việc vận hành xử lý nước thải sinh hoạt ở các tòa nhà cần thực hiện liên tục, định kỳ và đúng cách. Thế nên, hoạt động này chiếm nhiều thời gian và công sức của nhân viên kỹ thuật tòa nhà.
-
Để xử lý nước thải sinh hoạt hiệu quả, cần tính toán được lượng hóa chất cần thiết để bổ sung vào các bể. Việc tính toán này không những đòi hỏi kiến thức mà còn phải cần kinh nghiệm, kỹ năng để tiết kiệm nguồn chi phí hóa chất.
-
Nguồn phát sinh nước thải sinh hoạt không ổn định về các chất ô nhiễm. Những tình huống có thể xảy ra như tắm giặt tăng cao, các chất tẩy rửa nhiều sẽ ảnh hưởng không hề nhỏ đến vi sinh xử lý. Hoặc ở những giờ cao điểm, nguồn nước thải vượt quá công suất. Những nhân viên kỹ thuật tòa nhà chắc chắn sẽ lúng túng, không biết giải quyết trước những sự cố ngoài ý muốn này.
CÔNG TY NÀO VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT?
Thấu hiểu những khó khăn này, Môi trường Đức Tài – công ty vận hành nước thải sinh hoạt. Là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực này cũng như đã và đang hợp tác với nhiều khách hàng lớn; Đức Tài tin chắc sẽ mang lại sự an tâm và hài lòng của chủ đầu tư về hoạt động ổn định của hệ thống xử lý nước thải.
-
Chúng tôi trực tiếp vận hành nước thải sinh hoạt của khách hàng với những chuyên viên vận hành được đào tạo chuyên môn vững chắc cùng với kinh nghiệm vận hành ở nhiều dự án lớn.
-
Lên kế hoạch chi tiết về hoạt động vận hành, đảm bảo thích hợp với công suất, đặc điểm, công nghệ,… của từng hệ thống XLNT.
-
Các công việc tính toán, pha hóa chất, kiểm tra thiết bị, ghi chép số liệu, thực hiện báo cáo,… sẽ được chuyên viên vận hành thực hiện định kỳ theo thỏa thuận. Tiết kiệm thời gian và công sức của quý khách.
-
Các rủi ro xảy ra với hệ thống xử lý nước thải được kiểm soát và giảm thiểu tối đa.
-
Phối hợp trực tiếp với chủ đầu tư để đưa ra những giải pháp khi có sự cố.
-
Tiết kiệm chi phí khắc phục sự cố cho chủ đầu tư
-
Đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra nằm trong ngưỡng cho phép
-
Luôn luôn ưu tiên và đáp ứng những lợi nhuận của khách hàng (trong khuôn khổ hợp đồng)
>>> XEM THÊM: CÔNG TY CUNG CẤP DỊCH VỤ VẬN HÀNH BẢO TRÌ HỆ THỐNG NƯỚC THẢI.
QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT
Dưới đây là quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt:
Bước 1. Chuẩn bị giấy tờ (biên bản làm việc, biên bản nghiệm thu, sơ đồ công nghệ) cũng như các vật dụng (ống đo bùn, bút đo pH, đồ đo điện,…) trước khi vào công trình.
Bước 2. Kiểm tra sơ bộ hệ thống, các máy móc, các bể xử lý, đánh giá tình trạng hoạt động của hệ thống xử lý nước thải.
Bước 3. Vận hành hệ thống điện điều khiển, đo đòng điện, phát hiện những sự cố về chập điện, quá tải,…
Bước 4. Kiểm tra chất lượng bùn vi sinh. Đo SV30 thường xuyên. Tùy chỉnh máy móc, hóa chất để vi sinh ổn định. Châm hóa chất Javel, Soda, Mật rỉ, men vi sinh,… định kỳ cũng như tính toán, quản lý lượng tồn và đề xuất nhập hóa chất.
Bước 5. Kiểm tra và sửa chữa các máy bơm bị hư. Bảo trì các máy móc định kỳ như thay dầu nhớt, thay dây curoa máy thổi khí.
Bước 6. Đo các thông số DO, pH, Amoni,… ở các bể. Kiểm soát tình trạng của từng bể. Đánh giá cảm quan nước sau xử lý.
Bước 7. Lấy mẫu đúng kỹ thuật để phân tích chuyên sâu ở phòng thí nghiệm.
Bước 8. Vệ sinh toàn bộ hệ thống: các bơm, các bể xử lý, tủ điện, nhà điều hành hệ thống, khu vực để hóa chất.
Bước 9. Khắc phục các sự cố phát sinh, nếu có.
Bước 10. Ghi nhật ký vận hành và thực hiện báo cáo định kỳ lên chủ đầu tư hoặc tiến hành đề xuất các phương án cải tạo nếu có.
MỘT SỐ DỰ ÁN TIÊU BIỂU VỀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG XLNT SINH HOẠT
>>> XEM THÊM: DỊCH VỤ VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
THÔNG TIN CÔNG TY
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ MÔI TRƯỜNG ĐỨC TÀI
Chuyên kiểm tra - tư vấn, thiết kế - thi công, vận hành - bảo trì trọn gói các loại hệ thống xử lý nước thải.
HOTLINE: 0839.121.512
EMAIL: moitruongductai@gmail.com
ZALO: 0839.121.512 (Môi Trường Đức Tài)
WEBSITE: ductaientech.vn
FANPAGE - Môi trường Đức Tài
YOUTUBE - Môi Trường Đức Tài