Giới thiệu về Công ty Môi trường Đức Tài

Giới thiệu về Công ty Môi trường Đức Tài

DỊCH VỤ LẬP HỒ SƠ KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 2022

Ngày đăng: 24/08/2022

Trước khi tiến hành bắt đầu một dự án, xây dựng một công trình thì chủ đầu tư phải đánh giá tác động của công trình đó đến môi trường trước – trong và sau khi xây dựng. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng phải thực hiện ĐTM, mà thay vào đó có thể thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường (tùy theo đối tượng mà luật và các nghị định quy định).

Vậy làm sao biết mình có thuộc trường hợp phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường không? Những ai được miễn lập kế hoạch BVMT? Quy trình, hồ sơ đăng ký như thế nào, có dễ dàng hay không? Chi phí lập kế hoạch BVMT có đắt hay không? Những dự án nào phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường.

KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ?

Kế hoạch bảo vệ môi trường là loại hồ sơ pháp lý, hồ sơ môi trường nhằm phân tích, đánh giá và dự báo về sự gây ô nhiễm môi trường của dự án trong giai đoạn xây dựng kéo dài đến giai đoạn đưa vào hoạt động. Thông qua đánh giá các mức độ gây ô nhiễm trong từng giai đoạn này, các chủ đầu tư/chủ dự án cùng với các cơ quan có thẩm quyền có những biện pháp kịp thời để bảo vệ môi trường.

Hồ sơ kế hoạch bảo vệ môi trường

Chính vì thế, kế hoạch BVMT còn được xem là hồ sơ pháp lý, ràng buộc trách nhiệm giữa doanh nghiệp và cơ quan môi trường, thay cho lời cam kết bảo vệ môi trường của chủ doanh nghiệp

Kế hoạch BVMT chỉ cần được lập 1 lần trước khi thực hiện dự án. Tuy nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ, mà chủ doanh nghiệp cần lập lại kế hoạch. Các trường hợp này sẽ được Môi Trường Đức Tài nêu rõ trong bài viết này.

TẠI SAO CẦN PHẢI LẬP KẾ HOẠCH BVMT?

  • Đánh giá được tác động của dự án/công trình đến chất lượng môi trường xung quanh. Kết hợp chặt chẽ giữ kinh tế và môi trường.
  • Từ việc đánh giá, phân tích và dự báo các tác nhân ảnh hưởng môi trường có thể đề ra các biện pháp nhằm hạn chế các tác động tiêu cực, thực hiện công tác bảo vệ môi trường
  • Hợp thức hóa các hồ sơ giấy tờ để doanh nghiệp đi vào hoạt động ổn định. Tránh những khoản phạt không đáng có khi không thực hiện kế hoạch BVMT như luật hiện hành quy định.

Kế hoạch bảo vệ môi trường 2022

CÓ CÁC CĂN CỨ NÀO ĐỂ LẬP KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG?

  • Căn cứ vào luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 (23/06/2014)
  • Căn cứ vào nghị định 18/2015/NĐ-CP Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch BVMT (01/04/2015)
  • Căn cứ vào thông tư 27/2015/TT-BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch BVMT (15/07/2015).
  • Căn cứ vào nghị định 40/2019/NĐ-CP Nghị định Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường 2014.

CÁC ĐỐI TƯỢNG NÀO BẮT BUỘC PHẢI LẬP KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG?

Dựa vào Khoản 11, Điều 1, Nghị định 40/2019/NĐ-CP (Nghị định Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường), Các đối tượng cần phải lập kế hoạch BVMT bao gồm:

11. Sửa đổi, bổ sung điều 18 như sau:

"Điều 18. Đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường

    1. Đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường:

    a) Dự án đầu tư mới hoặc dự án đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao công suất có tổng quy mô, công suất của cơ sở đang hoạt động và phần đầu tư mới thuộc đối tượng quy định tại cột 5 Phụ lục II Mục I ban hành kèm theo Nghị định này;
Xem chi tiết cột 5 Phụ lục II: tại đây

   b) Các dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án, phương án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suấ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, có phát sinh lượng nước thải từ 20 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 500 m3ngày (24 giờ) hoặc chất thải rắn từ 01 tấn/ngày (24 giờ) đến 10 tấn/ngày (24 giờ) hoặc khí thải từ 5.000 m3 khí thải/giờ đến dưới 20.000 m3 khí thải/giờ (bao gồm cả cơ sở đang hoạt động và phần mở rộng) trừ các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại Cột 3 Phụ lục II Mục I ban hành kèm theo Nghị định này.

Xem chi tiết cột 3 phụ lục II: Tại đây

NHỮNG ĐỐI TƯỢNG NÀO KHÔNG PHẢI LẬP KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Dựa vào Khoản 11, Điều 1, Nghị định 40/2019/NĐ-CP (Nghị định Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường), Các đối tượng được miễn lập kế hoạch BVMT bao gồm:

11. Sửa đổi, bổ sung điều 18 như sau:

Điều 18. Đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường

   2. Đối tượng không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này được miễn thực hiện đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường. Việc quản lý, xử lý chất thải và các nghĩa vụ khác về bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: hướng dẫn cách báo cáo giám sát môi trường định kỳ, mẫu giấy phép xả thải vào nguồn nước.

NHỮNG TRƯỜNG HỢP NÀO CẦN PHẢI LÀM LẠI KẾ HOẠCH BVMT?

Căn cứ vào Khoản 12, Điều 1, Nghị định 40/2019/NĐ-CP (Nghị định Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường), các đối tượng dưới đây nằm trong diện phải lập lại kế hoạch bảo vệ môi trường.

12. Sửa đổi, bổ sung điều 19 như sau

Điều 19. Xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường

    5. Đối tượng quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều 33 Luật bảo vệ môi trường phải đăng ký lại kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận;

    a) Thay đổi địa điểm thực hiện dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ so với phương án trong kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận;

    b) Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình, việc không triển khai xây dựng dự án, phương án quy định tại điểm b khoản 4 Điều 33 Luật bảo vệ môi trường là việc chủ dự án, chủ cơ sở không triển khai hạng mục nào trong giai đoạn thực hiện dự án, phương án theo quy định của pháp luật về xây dựng;

Lập kế hoạch bảo vệ môi trường 2022

HỒ SƠ ĐĂNG KÝ KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BAO GỒM NHỮNG GIẤY TỜ GÌ?

Căn cứ vào Khoản 12, Điều 1, Nghị định 40/2019/NĐ-CP quy định: chủ dự án, cơ sở gửi hồ sơ lập kế hoạch bảo vệ môi trường bao gồm các loại giấy tờ sau:

12. Sửa đổi, bổ sung điều 19 như sau

Điều 19. Xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường

    2. Hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường được chủ dự án, cơ sở gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND cấp huyện để được xác nhận đăng ký kế hoạch bảo ệ môi trường gồm:

       a) 01 văn bản đề nghị đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án, cơ sở theo mẫu số 01 Phụ lục VII Mục I Phụ lục ban hành kèm thao Nghị định này;

        b) 03 bản kế hoạch bảo vệ môi trường (kèm theo bản điện tử) của dự án, cơ sở theo mẫu 02 Phụ lục VII Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

         c) 01 báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế -  kỹ thuật đầu tư xây dựng của dự án, cơ sở (kèm theo bản điện tử).

ĐƠN VỊ LẬP KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG?

Những dự án nào phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường hay nói cách khác đơn vị nào lập kế hoạch bảo vệ môi trường,

Để chú tâm trong quá trình sản xuất, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có thể sử dụng dịch vụ lập kế hoạch BVMT từ Công ty Môi trường Đức Tài.

Khi được ủy quyền thực hiện, Môi Trường Đức Tài sẽ tiến hành quy trình làm việc chặt chẽ, nhanh chóng, tiện lợi và tiết kiệm chi phí lập kế hoạch BVMT.

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn giải đáp mọi thắc mắc liên quan và được lập kế hoạch môi trường nhanh nhất!

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ MÔI TRƯỜNG ĐỨC TÀI

Chuyên kiểm tra - tư vấn, thiết kế - thi công, vận hành - bảo trì trọn gói các loại hệ thống xử lý nước thải.

HOTLINE: 0839.121.512

EMAIL: moitruongductai@gmail.com

ZALO: 0839.121.512 (Môi Trường Đức Tài)

WEBSITE: ductaientech.vn

FANPAGE - Môi trường Đức Tài

YOUTUBE - Môi Trường Đức Tài